[tintuc]

I. Khái quát chung về gián

Gián thuộc lớp Côn trùng, có khoảng 3.500 loài đã được biết đến trên thế giới, song chỉ có một số loài được chú ý vì chúng đã thích ứng sống trong nhà.

Ở Việt Nam: Nghiên cứu về gián còn ít, nhất là về khu hệ, vai trò dịch tễ của nó. Cho đến nay ở nước ta mới phát hiện được khoảng 10 loài.

Những loài gián thường gặp nhất ở Việt Nam là: 
+ Gián Mỹ (Periplaneta americana). 
+ Gián Úc (Periplaneta australasiae). 
+ Gián Đức ( Blattella germanica). 

II. Đặc điểm hình thái của gián 

- Gián là loại côn trùng có thân dẹt, thường có đôi cánh ôm kín lưng. 
- Kích thước cơ thể dài từ 2 – 80 mm. Thân màu nâu sáng hoặc đen. 
- Đa số các loài gián ít khi bay nhưng chúng bò rất nhanh. 
- Cơ thể gồm 3 phần: Đầu, ngực và bụng. Phần phụ miệng kiểu nghiền. 
Trên ngực có 3 đôi chân, thuộc kiểu chân bò nên mảnh, dài, gồm 5 đốt: đốt háng, đốt chuyển, đốt đùi, đốt ồng và đốt bàn. 
- Có hai đôi cánh dài bằng nhau, có nhiều gân màu nâu thẫm đặc trưng, xếp chéo trên lưng. Đôi cánh trước dày và sẫm màu hơn, phủ ở trên. Đôi cánh sau mỏng, ở phía dưới. 
- Gián đực và gián cái phía trên hậu môn có một phần phụ đuôi phân đốt. Riêng gián đực còn có thêm một đôi gai giao phối không phân đốt. 

III. Đặc điểm sinh học, sinh thái của gián 

Gián phát triển qua 3 giai đoạn: Trứng – thiếu trùng – trưởng thành .

Gián cái đẻ trứng kết dính thành ổ có hình quả đậu. Tùy điều kiện nhiệt độ, ẩm độ, trứng gián có thể nở sau 1 đến 3 tháng.

Gián con hay thiếu trùng thường không có cánh, kích thước dài chỉ vài mm.

Khi mới nở có màu trắng và đen dần sau vài giờ. Gián con lớn lên bằng cách lột xác.

Gián con phát triển thành con trưởng thành sau vài tháng đến hơn 1 năm tùy loài. Gián trưởng thành có thể có hoặc không có cánh.

Gián thuộc loại ăn tạp, phàm ăn, chúng ăn tất cả các thức ăn mà con người sử dụng. Chúng thích nhất là chất bột đường.

Chúng nhấm sữa, bơ, bánh ngọt, bột đường vv… ăn cả xác lột của chúng, gián chết, máu khô, máu tươi, phân, nhấm cả móng tay, móng chân trẻ em, người ngủ hoặc người ốm. 

Các loại gián nhà như gián Đức, gián Mỹ rất thích sống trong các tủ, thùng đựng quần áo cũ bằng gỗ hay bằng giấy carton, đặc biệt những dụng cụ đó đã cũ và không kín. 

Gián thường sống thành bầy đàn. Ban ngày ẩn náu ở những chỗ tối như hang, hốc, kẽ tường, kẽ cửa, hố ga, cống rãnh thoát nước vv… Ban đêm ra hoạt động kiếm ăn. 

Gián phân bố khắp nơi trên thế giới, tuy nhiên thành phần loài gián khác nhau ở từng vùng địa lý, khí hậu, độ cao và sinh cảnh. 

Một số loài phân bố rộng như gián Đức, gián Mỹ, gián Úc. 

IV. Vai trò gây bệnh gây hại của gián 

Gián là vật gây hại quan trọng vì chúng nhiễm bẩn và hủy hoại thức ăn, gặm nhấm vải vóc, gáy sách. Các tuyến trên cơ thể có mùi đọng lại rất lau và khó chịu ở những nơi chúng đi qua.

Các bệnh lỵ, ỉa chảy chủ yếu do gián Đức lan truyền.

Gián không phải là vật gây bệnh, nhưng chúng có thể giữ và phát tán mầm bệnh. Chúng là vật có thể mang mầm bệnh đường ruột, thương hàn, vi rút như bại liệt, trứng giun sán.

Nghiên cứu của Facoorziba và cs tại Nhật bản (2010) cho thấy gián Mỹ, gián Đức là véc tơ tiềm năng của các vi khuẩn gây bệnh được tìm thấy trong nhiễm khuẩn bệnh viện. 

IV. Biện pháp phòng chống gián

1. Vệ sinh sạch sẽ 
Thức ăn cần được để nơi sạch sẽ và đậy kín trong tủ lưới hoặc tủ lạnh.

Thùng rác phải đậy kín và thường xuyên đổ rác hàng ngày.

Nền và tất cả các khu trong nhà cần được giữ khô, không để vương thức ăn và nước ra nhà. 

2. Giảm nơi trú ẩn. 
Kiểm tra tứng gián, và gián trước khi đem vào nhà như các vật dụng bằng gỗ, thùng đựng hàng, quần áo bẩn vv…

Làm kín các mối nối sàn, khe cửa, lấp kín các rãnh nước, ống thoát nước và ngay cả các cáp điện. 

3. Biện pháp hóa học 
Diệt gián bằng biện pháp hóa học có gặp một số khó khăn vì chúng rất dễ trở nên quen thuốc – chỉ sau vài lần sử dụng, chúng sẽ tiếp xúc với hóa chất mà không chết. Hơn thế nữa chọn hóa chất để diệt chúng rất khó vì bản thân hóa chất đó đã xua chúng và chúng sẽ tránh không tiếp xúc. Chính vì thế biện pháp hóa học chỉ là biện pháp giảm tạm thời và có thể thực hiện cùng với các biện pháp vệ sinh môi trường, cải thiện nhà ở.

Hóa chất diệt gián thường được sử dụng dưới dạng phun tồn lưu và rải bột để diệt ổ và nơi trú ẩn của chúng. 

4. Những khu vực cần được xử lý 
Khu vực cần được phun, rải hóa chất chống gián là bếp, các góc nhà, gỗ ốp tường nhà, xung quanh nơi ẩm thấp, chạn thức ăn, dưới gầm bàn ghế, buồng, nơi gần tủ lạnh, thùng lạnh, nơi sàn ướt, nơi chuẩn bị thức ăn, uống nước, nơi để thức ăn của nhà hàng ăn, kho hàng của các cơ sở kinh doanh đều cần phải phun, rải hóa chất diệt gián.

Đối với đa số các loài gián, phun rải bổ trợ cho nhau trong vòng 1 tháng là rất cần thiết để diệt các lứa gián con mới nở và chống tái xuất hiện của gián. 

5. Phun hóa chất tồn lưu 
Sử dụng bình bơm đeo vai hoặc bơm tay áp suất. Không được phun để nước rỏ xuống chân tường.

Pha hóa chất Permethrin khoảng 4 lít để phun cho 100 m² với vệt phun rộng 30 – 50 cm. 
Sau đợt phun đầu tiên, cần phun nhắc lại để diệt gián nở từ bọc trứng ra kéo dài 1 – 3 tháng. Với chlorpyrifos hoặc diazinon có thể diệt gián trong vòng 9 tháng hoặc hơn.

Bột hóa chất không được dùng nơi có nước vì kém hiệu quả. 

6. Phun khí dung 
Phun khí dung là phun hạt rất nhỏ (0,1 – 0,5µm).

Là biện pháp để diệt gián tức thời vì các hạt cực nhỏ có thể thấm sâu vào các hang hốc kín mà chúng ta không thể thấy gián đang trốn.

Phun khí dung có thể làm giảm số lượng nhanh, nhưng để giữ cho hóa chất có tác dụng lâu dài thì cần phun tồn lưu 

7. Sử dụng khói 
Khói là những đám mây hóa chất được tạo thành bằng nhiệt, có kích thước hạt cực nhỏ (0,001 – 0,1µm), nhỏ hơn hạt phun không gian. Khói có thể len lõi vào vào sâu các kẽ tường, nền, vào trong các ống thoát nước của hệ thống thoát nước. 

8. Mồi và bẫy gián 
Sử dụng trong các cơ quan, phòng thí nghiệm. Đặc biệt để diệt những loài đã kháng với hóa chất đang dùng.

Bẫy gián cơ bản là loại bẫy cơ học và bẫy dính. 

9. Chất xua gián 
Tự nhiên: dầu bạc hà, dầu lưu lan hương. 
Tổng hợp: chất deet (N, N – diethyi – 3toluamide); DMP (dimethyl phthalate). 

Bạn nên tham khảo thêm các bài viết: 
Thuốc diệt Muỗi 
Thuốc diệt Gián Đức ở quán ăn 
Thuốc diệt Chuột 
Thuốc diệt Ruồi 

Ngoài cung cấp các loại thuốc diệt gián, thuốc diệt bọ chét, thuốc diệt các loại côn trùng trên cả nước, chúng tôi còn cung cấp dịch vụ phun hóa chất diệt côn trùng tại các huyện tại tỉnh Lâm Đồng: Đà Lạt, Đức Trọng, Lâm Hà, Đơn Dương, Di Linh, Bảo Lộc, Bảo Lâm, Đạ Huoai, Đạ Tẻh, Cát Tiên, Lạc Dương, Đam Rông.

DIỆT CÔN TRÙNG ĐÀ LẠT

Địa chỉ: 12/1 An Bình, Phường 3, TP. Đà Lạt, Lâm Đồng
Hotline: 0918.470.462 – 0916.063032
Email: dietcontrungdalat@gmail.com

(Giờ làm việc 7h-18h từ thứ 2-7, Chủ Nhật: Buổi sáng)
[/tintuc]

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Liên Hệ Chúng Tôi